Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì

Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì công suất: 300 tấn bột/ngày. Trong thời gian xây dựng Dự án nhà máy tinh bột mì, có một số trợ ngại khách quan phát sinh đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư, xây dựng Dự án, buộc Chủ đầu tư phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế

Lập dự án đầu tư dự án nhà máy chế biến tinh bột mì

CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I- GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1- Chủ đầu tư:

- Chủ Đầu tư dự án: CÔNG TY CP KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU .........

- Tên Công ty viết tắt: CÔNG TY ........

- Người đại diện theo pháp luật:

- Chức vụ: Tổng Giám đốc.

- Địa chỉ liên lạc: Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai

Tel:   ........

Fax:   .......

Email:

Webiste:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.......... do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 23/11/2001. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2024.

Ngành nghề kinh doanh:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Khai thác và thu gom than bùn.

0892

2

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.

0810

3

Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá.

2396

4

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

4933

5

Trồng rừng và chăm sóc rừng.

0210

6

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác:

Chi tiết: Xây dựng công trình dân dụng; Xây dựng công trình công nghiệp.

4290

7

Xậy dựng công trình đường sắt và đường bộ:

Chi tiết: Xây dựng công trình giao thông: Thi công cơ giới.

4210

8

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.

Chi tiết: Mua bán xăng, dầu, nhớt mỡ phụ.

4661

9

Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

Chi tiết: Mua bán hàng nông sản: Mau bán mủ cao su.

4620

10

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu.

1079

11

Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ.

Chi tiết: Sản xuất phân bón.

2012

12

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

Chi tiết: Mua bán gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

4663

13

Xay xát và sản xuất bột thô.

Chi tiết: Chế biến hàng nông sản.

1061

14

Chuẩn bị mặt bằng.

Khai hoang xây dựng đồng ruộng.

4312

15

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.

Chi tiết: Bán buôn phân bón.

4669

16

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

3510

17

Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.

1610

18

Trồng cây cao su.

0125

19

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.

Chi tiết: Chế biến mủ cao su.

2012

20

Sảm xuất giường, tủ, bàn, ghế.

3100

- Vốn điều lệ: 700.000.000.000 đồng (Bảy trăm tỷ đồng)

+ Ông  sở hữu phần vốn góp: 550.000.000.000 đồng, chiếm 78,6% vốn điều lệ;

+ Bà ........  sở hữu phần vốn góp: 148.000.000.000 đồng, chiếm 21,1% vốn điều lệ;

+ Bà ...........sở hữu phần vón góp: 2.000.000.000 đồng, chiếm 0,3% vốn điều lệ;

2. Dự án đầu tư và lý do điều chỉnh dự án đầu tư:

2.1. Nội dung đã được phê duyệt:

Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia  Lai phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 05/4/2018 và Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp Giấy Chứng nhận đầu tư số ........ ngày 08/5/2018 với các nội dung chủ yếu như sau:

- Tên dự án: DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

- Qui mô Dự án: 250 tấn bột/ngày;

- Địa điểm thực hiện dự án: ........., Huyện Chư Prông, Tỉnh Gia Lai   ( bản đồ hiện trạng Khu vực dự án kèm theo)

- Diện tích đất sử dụng: 4,83ha;

- Tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu: 257.463 triệu đồng.

Trong đó vốn góp để thực hiện Dự án là 77.239 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 30% tổng vốn đầu tư, phương thức góp vốn bằng tiền mặt, tài sản (máy móc, thiết bị);

- Tiến độ góp vốn: Quý I năm 2018 đến Quý IV năm 2019;

Vốn vay Ngân hàng là 180.224 triệu đồng, tương đương 70% tổng mức đầu tư;

Đối với Nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty huy động từ nguồn vốn điều lệ hiện có và huy động vốn góp bổ sung của các cổ đông Công ty.

Nguồn vốn vay Ngân hàng thương mại, Công ty đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietcombank – Chi nhánh Biển Hồ Gia Lai về việc cấp vốn tín dụng cho Dự án.

- Thời hạn hoạt động: Thời gian hoạt động của dự án dự kiến là 50 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền cho thuê đất.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Năm 2018: Lập dự án đầu tư khả thi, thiết kế kỹ thuật và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ; Đấu thầu chọn thiết bị; thi công móng máy và nhà xưởng.

+ Năm 2019: Lắp đặt thiết bị, vận hành thử.

+ Quý I Năm 2020: Nghiệm thu và đưa vào hoạt động.

 2.2- Nội dung đề nghị điều chỉnh Dự án:

Trong thời gian xây dựng Dự án nhà máy tinh bột mì, có một số trợ ngại khách quan phát sinh đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư, xây dựng Dự án, buộc Chủ đầu tư phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, các nội dung đề xuất điều chỉnh như sau:

2.2.1.Nội dung điều chỉnh 1:

- Nội dung đã quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư:

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư:

 +Năm 2018: Lập dự án đầu tư khả thi, thiết kế kỹ thuật và trình duyệt, đấu thầu chọn thiết bị, thi công móng máy và nhà xưởng;

+Năm 2019: Lắp đặt thiết bị, vận hành chạy thử;

+Quý I Năm 2020: Nghiệm thu và đưa vào hoạt động;

- Điều chỉnh thành:

      Tiến độ thực hiện dự án đầu tư:

+Năm 2019-2020: Đền bù, GPMB; Lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật và trình duyệt;

+Năm 2021-2023: Thi công nền móng; Đấu thầu chọn thiết bị; Lắp đặt nhà xưởng;

+Năm 2024: Lắp đặt thiết bị; Vận hành thử, nghiệm thu và đưa vào hoạt động;

- Giải trình lý do, cơ sở đề nghị điều chỉnh:

+Quá trình triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng bị chậm trễ do khó khăn, vướng mắc trong việc thỏa thuận với các hộ dân, đến ngày 26/12/2018 Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông mới có Quyết định phê duyệt Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Vì vậy, việc thực hiện đền bù bị chậm 1 năm so với thời gian dự kiến ban đầu;

+Ảnh hưởng của Dịch bệnh CoviD-19 nên các hoạt động kinh doanh, sản xuất có liên quan đều bị đình trệ;

+ Từ năm 2020, Công ty đã nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Dự án đầu tư Nhà máy chế biến tinh bột sắn. Đến nay, hồ sơ đề nghị điều chỉnh Dự án đầu tư chưa được phê duyệt nên trong thời gian vừa qua Công ty chưa thể tiếp tục triển khai thi công, xây dựng dự án;

2.2.2.Nội dung điều chỉnh 2:

- Nội dung đã quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư:

+Diện tích đất dự kiến sử dụng: 4,83 ha;

+ Công suất thiết kế: 250 tấn bột/ngày;

- Điều chỉnh thành:

+Diện tích đất dự kiến sử dụng: 51,43 ha;

+ Công suất thiết kế: 300 tấn bột/ngày;

-Giải trình lý do điều chỉnh:

+Theo hồ sơ đăng ký ban đầu đối với 2 dự án, tạm tính diện tích sử dụng đất làm hệ thống cấp nước và xử lý nước thải, sân bãi sử dụng chung, nhưng tính trong nhu cầu sử dụng đất của Nhà máy sản xuất sirô cô đặc – nhiệt điện. Nhu cầu diện tích sử dung đất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn chỉ tính riêng cho phần nhà xưởng, kho chứa thành phẩm.

+Dự án Nhà máy sản xuất sirô cô đặc – nhiệt điện: đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng và cho thuê đất theo Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 với diện tích 465.695 m2. Nay Dự án Nhà máy sản xuất si rô cô đặc – nhiệt điện xin tạm ngừng thực hiện, nhưng Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn phải thực hiện đầu tư Hệ thống các hồ nước cấp và xử lý nước thải, hệ thống sân bãi tập kết nguyên liệu nên cần có nhu cầu sử dụng quỹ đất đã đền bù GPMB và đã được thuê;

Công ty đề nghị chuyển giao toàn bộ phần diện tích 465.695 m2 đã đền bù GPMB và đã được thuê cho Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn tiếp tục thực hiện phục vụ cho nhu cầu của Nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tổng diện tích toàn khu dự án đã đề bù, giải phóng mặt bằng và Công ty được thuê của Nhà nước không thay đổi;

+ Điều chỉnh công suất thiết kế theo nhu cầu thị trường tinh bột sắn và sản lượng tiêu thụ đầu vào, phù hợp với qui mô sử dụng đất, công nghệ, đảm bảo hiệu quả đầu tư theo phương án tài chính của Dự án;

2.2.3.Nội dung điều chỉnh 3:

- Nội dung đã quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư:

Tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự án: 257.463.414.719 đồng (Hai trăm năm mươi bảy tỷ, bốn trăm sáu mươi ba triệu, bốn trăm mười bốn ngàn, bảy trăm mười chín đồng), trong đó:

+ Vốn tự có: 77.239.024.416 đồng, chiếm 30% tổng mức đầu tư;

+ Vốn vay: 180.224.390.303 đồng, chiếm 70% tổng mức đầu tư;

- Điều chỉnh thành:

Tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự án (làm tròn): 350.533.140.000 đồng (Ba trăm năm mươi tỷ, năm trăm ba mươi ba triệu, một trăm bốn mươi ngàn đồng), trong đó:

+ Vốn tự có: 91.588.910.000 đồng, chiếm 26% tổng mức đầu tư;

+ Vốn vay: 258.944.230.000 đồng, chiếm 74% tổng mức đầu tư;

-Giải trình lý do điều chỉnh:

+Do Dự án Nhà máy sản xuất sirô cô đặc – nhiệt điện: đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng và cho thuê đất theo Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 với diện tích 465.695 m2. Nay Dự án Nhà máy sản xuất si rô cô đặc – nhiệt điện xin tạm ngừng thực hiện, nhưng lập Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn phải thực hiện đầu tư Hệ thống các hồ nước cấp và xử lý nước thải, hệ thống sân bãi tập kết nguyên liệu nên cần có nhu cầu sử dụng quỹ đất đã đền bù GPMB và đã được thuê. Vì vậy, chi phí đền bù của diện tích 465.695 m2 thuộc Dự án Nhà máy sản xuất sirô cô đặc – nhiệt điện sẽ được chuyển vào chi phí đầu tư Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn.

+ Giá cả vật tư, nguyên vật liệu, nhân công có biến động tăng trong các năm vừa qua; Việc thay đổi công nghệ dẫn đến thay đổi một số thiết bị, máy móc trong dây chuyền chế biến cũng làm thay đổi vốn đầu tư Dự án;

2.2.4.Nội dung điều chỉnh 4:

- Nội dung đã quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư:

+ Tên chủ đầu tư: Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu..........

- Điều chỉnh thành:

+ Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu ...........

-Giải trình lý do điều chỉnh:

+ Thay đổi loại hình doanh nghiệp để phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty;

2.3-Nội dung Dự án đầu tư sau khi điều chỉnh:

- Tên dự án:   DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN;

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần kinh doanh hàng xuất khẩu ..........

- Qui mô Dự án: Nhà máy Chế biến Tinh bột sắn công suất: 300 tấn bột/ngày;

- Địa điểm thực hiện dự án: ......., Xã Ia Mơ, Huyện Chư Prông, Tỉnh Gia Lai (Có bản đồ hiện trạng Khu vực dự án kèm theo)

- Diện tích đất sử dụng: 51,4 ha;

- Vốn đầu tư điều chỉnh: 350.533.140.591 đồng (Ba trăm năm mươi tỷ, năm trăm ba mươi ba triệu, một trăm bốn mươi nghìn, năm trăm chín mươi mốt đồng), trong đó:

+ Vốn góp chủ  sở hữu để thực hiện Dự án là 91.588.910.481 đồng, chiếm tỷ lệ 26% tổng vốn đầu tư;

+ Vốn vay Ngân hàng thương mại là 258.944.230.110 đồng, tương đương 74% tổng mức đầu tư;

- Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của dự án dự kiến là 50 năm (Năm mươi năm) kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+Năm 2019-2020: Đền bù, GPMB; Lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật và trình duyệt;

+Năm 2021-2023: Thi công nền móng; Đấu thầu chọn thiết bị; Lắp đặt nhà xưởng;

+Năm 2024: Lắp đặt thiết bị; Vận hành thử, nghiệm thu và đưa vào hoạt động;

II -  CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

1- Xuất xứ tài liệu :

- Căn cứ Quyết định số 124/QÐ-TTg ban hành ngày 02/02/2012 về việc "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030".

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy văn, tài nguyên, kinh tế – xã hội của Tỉnh Gia Lai do các cơ quan chức năng Tỉnh Gia Lai cung cấp.

- Tài liệu khảo sát điều tra trắc địa, khoan thăm dò địa chất, kết quả phân tích, mẫu nước do các cơ quan chức năng của tỉnh thiết lập cung cấp.

- Nguồn số liệu thống kê về sản xuất – tiêu thụ tinh bột sắn khu vực Châu Á và trên thế giới.

2 - Các căn cứ pháp lý :

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH 14 ngày 17/6/2020;
  • Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH 14 ngày 17/6/2020;
  • Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 ngày 27/6/2005;
  • Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 05/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn;

Căn cứ Giấy Chứng nhận đầu tư số 2000201303 ngày 08/5/2018 của Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Gia Lai về việc chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn cho Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu HOÀNG NAM;

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu phức hợp công nghiệp: Dự án “ Nhà máy sản xuất siro cô đặc – Nhiệt điện”; Dự án “Nhà máy chế biến tinh bột sắn” và Dự án “ Nhà máy sản xuất phân vi sinh” tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai của Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu HOÀNG NAM;

Căn cứ Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng 48.300m2 đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và cho Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu HOÀNG NAM thuê đất để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột sắn;

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông về việc thu hồi đất để thực hiện dự án: Nhà máy chế biến tinh bột mì tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng 465.695m2 đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và cho Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu HOÀNG NAM thuê đất để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất siro cô đặc – Nhiệt điện;

Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông về việc phê duyệt dự toán, phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB Công trình: xây dựng Nhà máy sản xuất siro cô đặc – Nhiệt điện tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

Biên bản họp ngày 30/12/2021 của các Sở ngành tỉnh Gia Lai về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Nhà máy chế biến tinh bột sắn” và Dự án “ Nhà máy sản xuất phân vi sinh” tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

Căn cứ các Văn bản: Văn bản số 66/STNMT-QHĐĐ ngày 17/028/2023 của Sở Tài nguyên và môi trường; Văn bản số 224/SKHĐT-DN ngày 07/02/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản số 5509/SNNPTNT-KHTC ngày 30/12/2022 cũa Sở Nông nghiệp và Phát triện nông thôn; Văn bản số 1469/SKHCN-QLCN&SHTT ngày 31/12/2022 của Sở Khoa học và Công nghệ; Văn bản số 28/SCN-QLCN ngày 09/01/2023 của Sở Công nghiệp; Văn bản số 88/SXD-QLCL ngày 13/01/2023 của Sở Xây dựng; Văn bản số 4336/STC-TH ngày 27/12/2022 của Sở Tài chính; Văn bản số 1318/UBND-TH ngày 06/8/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông về việc tham gia ý kiến điều chỉnh Dự án đầu tư của Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu HOÀNG NAM;

Giấy đăng ký kinh doanh số 5900251291 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 23/11/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 29 tháng 8 năm 2022;

PHẦN II

MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I/ MỤC TIÊU, SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN:

1.  Mục tiêu:

1. Việc liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người nông dân, nhằm bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá cả, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông sản của người dân trên địa bàn.

2. Giải quyết đầu ra cho sản lượng nông sản của người nông dân tại địa phương.

3. Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.

4. Dự án thực hiện sẽ tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo thu nhập cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế, lệ phí. Góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương vùng dự án, của tỉnh và những khu vực lân cận trong những năm tới. Dự án sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trong đó chủ yếu trên địa bàn huyện Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pưh, mang lại thu nhập cho nhiều đối tượng lao động tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp.

5. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, làm phong phú và đa dạng hơn các ngành sản xuất tại Tỉnh Gia Lai, đồng thời hoạt động sản xuất của nhà máy góp phần thay đổi nhận thức, tác phong lao động của người dân trong Tỉnh Gia Lai nói chung.

2. Sự cần thiết phải đầu tư:

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam:

Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sắn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu Phi, bình quân khoảng 96 kg/người/năm. Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất với 391 kg/người/năm. Nhu cầu sắn làm lương thực chủ yếu tại vùng Saharan châu Phi cả hai dạng củ tươi và sản phẩm chế biến.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu.

Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ .

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.

Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio- ethanol là một hướng lớn triển vọng.

Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bio-ethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái.

Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn phát triển được trên 15 năm nay nhưng dây chuyền thiết bị 100% sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa có.

Thực trạng trên chính là nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam không cao, giá trị xuất khẩu thấp. Mấy năm gần đây cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi trên 6 vùng sinh thái của cả nước với diện tích gần 560.000 ha, đem lại công ăn việc làm cho hơn 1,2 triệu người lao động. Từ cây xóa đói giảm nghèo, cây sắn đã trở thành cây hàng hóa và là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau Gạo và Cà phê.

>>> XEM THÊM: Lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gà công nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com