Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị

Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị và hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500 dự án khu dân cư đô thị mới

Ngày đăng: 17-07-2023

221 lượt xem

QUY ĐỊNH QUẢN  XÂY DỰNG

THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2035

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 12 năm 2018 của UBND Tỉnh Bắc Giang v/v phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa,

Tỉnh Bắc Giang đến năm 2035)

Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị và hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500 dự án khu dân cư đô thị mới

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Quy định này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, sử dụng và bảo vệ các công trình theo đúng với đồ án quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 đã được phê duyệt.

Điều 2 : Ngoài những quy định trong quy định này, việc quản lý xây dựng tại đô thị Hiệp Hòa còn phải theo các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.

Điều 3 : Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi quy định phải do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch chung.

Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị và hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500 dự án khu dân cư đô thị mới

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4 : Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi lập Quy hoạch chung Đô thị Hiệp Hòa đến năm 2035 là toàn bộ phạm vi trong địa giới hành chính của Huyện, gồm thị trấn Thắng và 25 xã, với diện tích tự nhiên 20.599,62 ha và được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc: giáp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên;

+ Phía Đông: giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam: giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh;

+ Phía Tây Bắc: giáp TX. Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn TP. Hà nội;

+ Phía Tây Nam: giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

 

Trong đó, thị trấn Thắng mở rộng, bao gồm: thị trấn Thắng, xã Đức Thắng, thôn Đức Nghiêm - xã Ngọc Sơn và thôn Chớp - xã Lương Phong đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Điều 5 : Tính chất, quy mô đô thị, tầm nhìn  các nguyên tắc phát triển đô thị

5.1. Tính chất đô thị:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, động lực phát triển phía Tây của tỉnh Bắc Giang; là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, dịch vụ thương mại.

5.2. Quy  đô thị

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 20.599,62ha;

- Quy mô dân số: Tổng quy mô dân số trong phạm vi lập quy hoạch đến năm 2035 là 310.000 người. Trong đó dân số nội thị khoảng 153.000 người.

5.3. Tầm nhìn  Mục tiêu phát triển đô thị:

Đến năm 2035, Hiệp Hòa là trung tâm công nghiệp, dịch vụ ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, là đô thị kết hợp hiệu quả giữa các khu vực đô thị phát triển tập trung với các khu vực đô thị sinh thái vườn, có nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao phát triển mạnh mẽ và có uy tín, từng bước tham gia cung cấp dịch vụ du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái cho người dân Hiệp Hòa, Thủ đô Hà nội và vùng lân cận.

5.4. Quan điểm lập quy hoạch:

- Phát huy các lợi thế của toàn huyện, thúc đẩy phát triển công nghiệp, đồng thời chú trọng phát triển hài hòa các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, nông nghiệp sạch, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đô thị.

- Kết hợp hợp lý giữa cấu trúc đô thị tập trung và phân tán để đảm bảo phát triển hài hòa, cân bằng và hiệu quả.

- Phân vùng chức năng đảm bảo đô thị phát triển năng động và hiệu quả về kinh tế - xã hội - cảnh quan.

- Chú trọng cải tạo và nâng cấp các khu dân cư hiện hữu để khai thác tối đa các tiềm lực sẵn có về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở và con người, đồng thời, tạo ra các không gian phát triển kinh tế mới.

Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị và hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500 dự án khu dân cư đô thị mới

Điều 6: Định hướng phát triển không gian đô thị tổng thể

1. Xác định không gian phát triển nội thị và ngoại thị đảm bảo thúc đẩy phát triển các khu vực có tiềm năng đô thị hóa, khai thác các không gian xây dựng tập trung hiện hữu, tôn tạo các giá trị sinh thái đặc trưng và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khu vực dự kiến phát triển nội thị gồm thị trấn Thắng và 11 xã: Đức Thắng, Thái Sơn, Hùng Sơn, Thường Thắng, Danh Thắng, Lương Phong, Đoan Bái, Bắc Lý, Hương Lâm, Châu Minh và Mai Đình – là các xã có mật độ dân cư khá tập trung, có tiềm năng phát triển đạt tiêu chuẩn phường nội thị.

2. Kết hợp hợp lý giữa cấu trúc tập trung và phân tán để đảm bảo phát triển hài hòa, cân bằng và hiệu quả. Quy hoạch hệ thống trung tâm đô thị, trung tâm khu vực theo

hình thức tập trung tại một số khu vực trọng điểm: Khu vực thị trấn Thắng và phụ cận; Khu đô thị phía Nam gắn với các khu cụm công nghiệp và đường tỉnh 295, cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà nội và tại một số khu vực có tiềm năng và động lực phát triển, đan xen và làm trọng tâm phát triển trong các khu đô thị sinh thái nông nghiệp. Phát triển các khu vực đô thị sinh thái nông nghiệp trên cơ sở cải tạo và nâng cấp các khu dân cư làng xóm hiện hữu được đô thị hóa. Khuyến khích các dự án sản xuất sạch có thể bố trí phân tán, đan xen trong khu dân cư, nhằm tránh sự quá tải do tập trung công nghiệp quy mô lớn và giảm nhu cầu giao thông.

3. Phân vùng phát triển để tận dụng các tiềm năng và cơ hội của mỗi khu vực đặc trưng trong Huyện:

+ Khu I: Khu vực thị trấn Thắng và vùng phụ cận: Phát triển đô thị tập trung, mật độ khá cao, với các chức năng chính là hành chính, văn hóa thể thao, thương mại, dịch vụ đô thị và các khu ở tập trung. Tổng diện tích Khu I là 1170ha, trong đó vũng lõi đô thị mật độ cao là khoảng 664 ha.

+ Các khu II: Các khu đô thị sinh thái nông nghiệp, được phát triển trên cơ sở đô thị hóa các xã nội thị không nằm trong các khu đô thị tập trung, gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp đô thị và cung cấp lao động cho các Khu – cụm CN trong Huyện. Tại mỗi khu vực, hình thành các khu đô thị tập trung (quy mô từ 40 ha đến 180 ha/mỗi khu) làm trung tâm cung cấp dịch vụ cho các khu dân cư lân cận. Tổng diện tích đất các khu đô thị tập trung trong các khu đô thị sinh thái nông nghiệp là khoảng 400 ha, bao gồm: Khu vực trung tâm đô thị mới gắn với trục chính đô thị mở mới theo hướng Bắc – Nam (song song với ĐT295); Khu vực đã có quy hoạch chung phát triển thị trấn Bách Nhẫn, gắn với ĐT296 (tại xã Hùng Sơn và một phần thuộc xã Thường Thắng); Khu vực đã có quy hoạch chung phát triển thị trấn Phố Hoa, gắn với ĐT 295 và trục chính đô thị mở mới theo hướng Bắc – Nam (song song với ĐT295, tại xã Bắc Lý và một phần phía Bắc xã Hương Lâm); Khu vực phát triển trung tâm đô thị tại xã Danh Thắng và một phần xã Bắc Lý, gắn với đường chính Đông - Tây mở mới nối Cầu Vát với Khu nông nghiệp công nghệ cao (tại xã Lương Phong); khu trung tâm đô thị tại xã Mai Trung; khu trung tâm đô thị tại phía Nam xã Lương Phong.

+ Khu III: Khu đô thị tập trung gắn với các khu, cụm công nghiệp phía Nam, đồng thời là cửa ngõ kết nối Hiệp Hòa với Thủ đô Hà nội (quy mô khoảng 450 ha).

+ Các khu IV: các xã ngoại thị; khu vực sản xuất nông nghiệp, khai thác dịch vụ du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái nông nghiệp. Do các xã đều có bán kính kết nối thuận lợi đến các khu trung tâm đô thị trong nội thị, để có thể sử dụng dịch vụ tại các trung tâm này, nên không chú trọng hình thành các trung tâm liên xã mà tập trung phát triển trung tâm của mỗi xã, để đáp ứng các nhu cầu của người dân địa phương, kết hợp với việc sử dụng các dịch vụ tại các trung tâm đô thị. Phát triển một trung tâm liên xã tại phía Bắc của huyện, thuộc xã Thanh Vân, trở thành điểm thị tứ cửa ngõ phía Bắc của toàn đô thị, quy mô khoảng 43ha.

4. Hoạch định hệ thống sinh thái – cảnh quan nhằm tôn tạo, bảo vệ và khai thác cho các mục đích sản xuất, đảm bảo hoạt động thủy lợi cũng như thoát nước đô thị và tạo dựng hệ thống cảnh quan đô thị có bản sắc. Sử dụng hệ thống sinh thái cảnh quan làm khung định dạng, xác định ranh giới cho các không gian xây dựng và

 

duy trì khả năng thẩm thấu nước tự nhiên tại khu vực nội thị cũng như ngoại thị. Bao gồm:

+ Sông Cầu, hệ thống kênh, hồ cảnh quan. Khai thác cảnh quan ven sông, hồ và kênh, tổ chức các trung tâm đô thị và các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch và tạo không gian hoạt động đa dạng mới cho khu vực cảnh quan ven mặt nước. Bổ sung một số hồ cảnh quan trong đô thị.

+ Các vùng sản xuất nông nghiệp: Duy trì và nâng cao giá trị kinh tế, cảnh quan của quỹ đất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, khuyến khích kết hợp hoạt động sản xuất với các dịch vụ sinh thái. Tổ chức một số công viên sinh thái nông nghiệp, các tuyến đường đạp xe ngắm cảnh, các điểm nghỉ, dừng chân, cắm trại đan xen trên đồng ruộng hoặc tại điểm tiếp giáp giữa khu dân cư và đồng ruộng.

+ Các mạch thoát nước được kết nối liên thông, gắn với quỹ đất cây xanh nông nghiệp hoặc cây xanh đô thị, để duy trì hoạt động thủy lợi và khả năng thoát nước.

+ Tổ chức hệ thống không gian mở công cộng - làm khung cấu trúc bền vững lâu dài của đô thị và nâng cao chất lượng đô thị, bao gồm: Các khu công viên, vườn hoa, quảng trường gắn với hệ thống trung tâm đô thị; Các công viên sinh thái nông nghiệp; Hệ thống không gian mở công cộng (sông, suối, hồ, các mạch thoát nước chính) được kết nối liên thông, cải tạo và tổ chức kết hợp với hệ thống cây xanh, tạo thành lõi cảnh quan đô thị. Các không gian sinh thái này cần được thiết kế chi tiết theo hướng là không gian giao lưu công cộng.

5. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng các khu đô thị đảm bảo sự đa dạng, có khả năng thay đổi linh hoạt về chức năng, nhưng không gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển đô thị hiệu quả, bền vững trong từng giai đoạn. Trong các khu đô thị, ngoài các khu vực được xác định chức năng cụ thể, như: hệ thống sinh thái cảnh quan, hệ thống cây xanh mặt nước công cộng, các công trình công cộng cơ bản, phần đất phát triển đô thị còn lại được quy định là đất đa chức năng, có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu thực tế, nhưng cần đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các chức năng đô thị có thể bố trí trong mỗi khu đa chức năng bao gồm: hành chính, thuơng mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục chuyên nghiệp, nhà ở, cây xanh công cộng, sản xuất sạch quy mô vừa và nhỏ,...

6. Tổ chức các tuyến – trục cảnh quan chính, không gian cửa ngõ và điểm nhấn trong đô thị. Tổ chức không gian quảng trường chính, không gian cây xanh mặt nước chính trong đô thị, tạo môi trường sống tốt cho người dân và tạo dựng bản sắc đô thị.

7. Hệ thống trung tâm chính đô thị: khu trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ thương mại phát triển trên cơ sở nâng cấp và mở rộng khu trung tâm hiện nay và bổ sung các công trình mới trong các khu đô thị tập trung.

Quy định về quản lý quy hoạch dự án khu đô thị và hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500 dự án khu dân cư đô thị mới

Điều 7: Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích đất xây dựng và công nghiệp của đô thị Hiệp Hòa đến năm 2035 được dự báo là khoảng 4.401 – trung bình 288m2/người; diện tích đất xây dựng đô thị (không bao gồm các khu công nghiệp tập trung) là khoảng 3.616ha – trung bình 236m2/người. Đây là chỉ tiêu còn tương đối cao, dẫn đến mật độ dân cư còn khá thấp (tuy vẫn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV), một phần do các khu dân cư hiện trạng mật độ thấp chiếm tỷ lệ lớn.

a) Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

Bảng 1: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

- Tổng diện tích các công trình công cộng cơ bản cấp đô thị của đô thị Hiệp Hòa đến năm 2035 được quy hoạch là 58,1ha - trung bình 3,8 m2/người (chưa bao gồm các khu trung tâm đô thị đa chức năng với chức năng chính là dịch vụ thương mại).

- Ngoài các công trình dịch vụ công cộng cơ bản, được xác định rõ về quy mô và chức năng, tùy theo nhu cầu thực tế của đô thị, có thể phát triển thêm các công trình dịch vụ trong các khu đất đa chức năng, với yêu cầu đảm bảo các quy định về môi trường và các quy định chuyên ngành

Các công trình công cộng  bản – các trung tâm chuyên ngành:

- Ngoài hệ thống trung tâm chuyên ngành đã có, quy hoạch bổ sung các công trình công cộng và trung tâm chuyên ngành nhằm đảm bảo phục vụ các nhu cầu thiết yếu, bao gồm:

+ Trung tâm hành chính đô thị được phát triển nâng cấp trên cơ sở khu trung tâm hiện nay tại thị trấn Thắng.

+   Trung tâm hành chính của các phường nội thị và các xã ngoại thị chủ yếu được cải tạo nâng cấp trên cơ sở hiện hữu và mở rộng, xây dựng bổ sung phù hợp với tiêu chuẩn đô thị và các quy hoạch nông thôn mới, cũng như đảm bảo bán kính phục vụ. Tạo dựng các khu vực đô thị gắn với trung tâm hành chính để hình thành khu vực đô thị sầm uất, lấy không gian mở công cộng, không gian mặt nước làm trung tâm, lấy kiến trúc xanh làm chủ đạo, tạo dựng những khu đất có giá trị cao, gắn với không gian công cộng chất lượng cao.

+ Trung tâm y tế: Ngoài hai bệnh viện đa khoa hiện trạng, xây dựng bổ sung một bệnh viện đa khoa tại xã Bắc Lý (diện tích 5,06ha) và một khu vực quy hoạch đất y tế xã Hùng Sơn (1,53ha).

+   Chợ, trung tâm thương mại: Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện công trình chợ trung tâm (chợ hạng 2). Cải tạo, nâng cấp các chợ tại các xã. Quy hoạch một chợ đầu mối quy mô khoảng 4,0ha tại phía Tây Nam nút giao giữa đường tỉnh 295 và đường vành đai IV, thuộc địa bàn xã Hương Lâm. Quy hoạch một trung tâm thương mại dịch vụ xã Đoan Bái, phía Đông Bắc quốc lộ 37 với quy mô khoảng 5,6ha.

+ Trung tâm TDTT: Quy hoạch trung tâm thể thao cấp đô thị quy mô 6,6ha tại vị trí phía Nam khu Đô thị mới phía Nam thị trấn Thắng, tiếp giáp với tuyến tránh quốc lộ 37 (đường BOT). Quy hoạch một số sân thể thao khu vực tại các điểm phát triển đô thị tập trung: Một sân thể thao quy mô khoảng 3,2ha tại xã Bắc Lý – khu vực quy hoạch thị trấn Phố Hoa; một sân thể thao khoảng 2,2 ha; một sân thể thao khoảng 5,1ha ở xã Hùng Sơn; một trung tâm văn hóa đa năng theo quy hoạch đã có tại xã Đức Thắng, quy mô 1,27ha. Các khu vực trung tâm thể dục thể thao được bố trí có tiếp cận từ các tuyến đường chính. Tổ chức quảng trường phía trước đảm bảo có đủ chiều rộng và chiều sâu để tạo điểm đón cho công trình, điểm mở của không gian. Quảng trường được thiết kế dạng sân lát và trồng cây bóng mát. Bố trí đan xen khu vực dân cư xung quanh các trung tâm thể dục thể thao, vừa để phát triển dịch vụ vừa tạo sự sầm uất, an toàn cho đô thị.

+ Duy trì, nâng cấp và kiên cố các trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề, trung tâm bồi dưỡng chính trị và 6 trường trung học phổ thông hiện có. Trong

 

tương lai, quy hoạch bổ sung bốn trường THPT mới, bao gồm: một trường tại xã Danh Thắng (quy mô khoảng 1,45ha); một trường tại xã Đoan Bái (quy mô khoảng 2,8ha), một trường tại xã Hương Lâm (quy mô khoảng 2ha) và một trường tại xã Hoàng Lương (quy mô 1,45ha).

Bảng 2: Quy hoạch các công trình công cộng cấp đô thị

 hiệu  đất

 

Danh mục

Diện tích đất (ha)

 

Địa điểm

Hiện trạng

Quy

hoạch đến năm 2025

Quy

hoạch đến năm 2035

 

Tổng công trình công cộng

19,24

56,68

58,13

 

1

Đất  quan

7,48

18,65

18,65

 

I.1

Khu hành chính

0,50

0,50

0,50

Thị trấn Thắng

I.3

UBND huyện

1,36

1,90

1,90

Thị trấn Thắng

I.5

Khu hành chính

0,12

0,12

0,12

Thị trấn Thắng

I.10

Khu hành chính (mới)

 

0,90

0,90

Thị trấn Thắng

III.25

Khu hành chính (mới)

 

7,20

7,20

Đức Thắng

III.13

Khu hành chính

 

2,53

2,53

Đức Thắng

 

Khu hành chính

5,50

5,50

5,50

Các xã

2

Đất y tế

2,63

9,22

9,22

 

I.8

Bệnh viện đa khoa huyện

2,32

2,32

2,32

Thị trấn Thắng

I.3

Bệnh viện đa khoa tư nhân

0,11

0,11

0,11

Thị trấn Thắng

 

Trung tâm y tế dự phòng huyện

0,20

0,20

0,20

Thị trấn Thắng

VII.5

Bệnh viện mới

 

1,53

1,53

Hùng Sơn

IX.4

Bệnh viện mới

 

5,06

5,06

Bắc Lý

3

Đất công cộng

0,41

12,29

12,29

 

III.5

Nhà văn hóa

 

1,27

1,27

Đức Thắng

III.6

Chợ mới

 

1,01

1,01

Đức Thắng

III.15

Chợ trung tâm huyện

0,41

0,41

0,41

Thị trấn Thắng

XII.3

Chợ đầu mối (mới)

 

4,00

4,00

Hương Lâm

XII.6B

Trung tâm thương mại hoặc chợ và phố chợ (mới)

 

5,60

5,60

Đoan Bái

4

Đất giáo dục

8,73

16,52

17,97

 

I.5

Trường THPT Hiệp Hòa số 1

1,03

1,50

1,50

Thị trấn Thắng

I.10

Trung tâm giáo dục thường xuyên + Dạy nghề

1,10

1,10

1,10

Thị trấn Thắng

III.5

Trường PT dân lập huyện

0,30

0,30

0,30

Thị trấn Thắng

V.10

Trường THPT mới

 

 

1,45

Danh Thắng

VII.5

Trường THPT số 3 Hiệp Hòa

1,90

2,70

2,70

Hùng Sơn

VIII.4

Trường THPT mới

 

2,80

2,80

Đoan Bái

IX.3B

Trường THPT Hiệp Hòa số 2

1,00

1,25

1,25

Bắc Lý

XII.1B

Trường THPT Dân lập Hiệp Hòa số 2

1,14

1,14

1,14

Hương Lâm

XII.5B

Trường THPT mới

 

2,02

2,02

Hương Lâm

 

Trường THPT số 4 Hiệp Hòa

2,26

2,26

2,26

Hoàng An

 

Trường THPT mới

 

1,45

1,45

Hoàng Lương

 

Điều 8 : Định hướng phát triển đối với các khu vực đô thị:

8.1. Khu I: Thị trấn Thắng  vùng phụ cận:

- Nâng cấp và mở rộng khu trung tâm hiện hữu: Quy mô vùng đô thị tập trung khoảng 1.170ha, quy mô khu vực lõi đô thị khoảng 664ha.

- Hoàn thiện mạng lưới đường giao thông và đảm bảo kết nối với các khu vực khác.

- Phát triển thêm khu vực trung tâm đô thị theo trục đô chính mở mới song song với ĐT 295.

- Quy hoạch bổ sung, mở rộng một số công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị, như: Trung tâm thể dục thể thao, trung tâm văn hóa đa năng.

- Quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở nâng cấp, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu và đan xen các khu, cụm công trình mới. Bổ sung các sân chơi, quảng trường, công viên cây xanh tạo không gian giao lưu cho người dân. Quy hoạch sử dụng đất đa dạng, linh hoạt về chức năng, quy mô, kích thước công trình, nhằm dễ dàng đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong xã hội. Khuyến khích áp dụng hình thức người dân tự xây dựng nhà ở và công trình dịch vụ để đảm bảo sự đa dạng và thuận lợi cho hoạt động kinh tế trên mỗi tuyến phố

8.2. Khu II: Các đô thị tập trung trong vùng đô thị sinh thái nông nghiệp

5.2.1. Khu vực đã  quy hoạch chung thị trấn Bách Nhẫn

Chủ yếu phát triển đô thị tập trung về phía Bắc ĐT 296, quy mô khu vực lõi đô thị khoảng 150ha. Là trung tâm đô thị khu vực các xã: Hùng Sơn, Hòa Sơn, Quang Minh, Đại Thành, Hợp Thịnh… Đối với khu vực phía Nam ĐT 296, chỉ cải tạo, nâng cấp các khu vực dân cư hiện hữu và tiếp tục thực hiện các khu chức năng đã có quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư.

Điều chỉnh và hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đảm bảo kết nối với các khu vực lân cận.

Nâng cấp, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu và đan xen các khu, cụm công trình mới.

Hình thành trung tâm đô thị ven khu vực cảnh quan cây xanh và mặt nước.

Quy hoạch bổ sung một số công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị và khu vực như: Trung tâm thể dục thể thao, bệnh viện đa khoa.

5.2.2. Khu vực đã  quy hoạch chung thị trấn Phố Hoa

Định hướng phát triển đô thị tập trung khu vực giữa ĐT 295 và đường chính đô thị quy hoạch mới. Đối với khu vực phía Đông ĐT 295, chỉ cải tạo, nâng cấp các khu vực dân cư hiện hữu và tiếp tục thực hiện các khu chức năng đã có quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư.

Quy mô khu vực đô thị tập trung khoảng 179ha, là khu trung tâm đô thị phục vụ khu vực các xã: Bắc Lý, Đông Lỗ, Mai Đình, Danh Thắng, Hương Lâm…

Bổ sung và hoàn thiện các tuyến đường chính đô thị: đường song song với ĐT 295 về phía Tây, và các tuyến đường kết nối ngang kết nối giữa ĐT 295 và trục đường chính đô thị Bắc – Nam.

 

Nâng cấp, cải tạo các khu vực dân cư hiện hữu, bổ sung một số công trình công cộng cấp đô thị và khu vực, như: bệnh viện đa khoa, trung tâm thể dục thể thao.

5.2.2. Các khu vực đô thị tập trung thuộc khu vực các xã: Danh Thắng, Lương Phong.

Khai thác các khu vực tiếp giáp với các trục giao thông chính, nằm tại vị trí thuận lợi kết nối đến các khu dân cư hiện trạng tương đối tập trung, để tổ chức các khu đô thị tập trung với quy mô từ 40 – 70ha, có vai trò làm trung tâm cho các khu dân cư lân cận.

Nguyên tắc chung là ưu tiên phát triển tập trung về một phía của đường giao thông chính (thường là kết hợp làm đường đối ngoại); Phía còn lại chủ yếu cải tạo, nâng cấp, tái phát triển các cơ sở vật chất sẵn có hoặc các khu vực đã giao đất lập dự án.

5.2.3. Các khu vực đô thị sinh thái vườn có các khu, cụm dân cư tập trung đan xen các quỹ đất dự trữ phát triển cho các chức năng đô thị

Phát triển mô hình đô thị sinh thái vườn từ quy mô hộ gia đình đến quy mô trang trại lớn, một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp sạch với khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch sinh thái.

Nâng cấp hệ thống giao thông và hạ tầng đạt tiêu chuẩn phường; bổ sung và nâng cấp các tuyến đường kết nối với hệ thống giao thông chính, đầu tư cảnh quan hai bên như trồng cây bóng mát và tổ chức các điểm dừng chân.

Đảm bảo duy trì các quỹ đất nông nghiệp đã được xác định giữ lại canh tác và đảm bảo thủy lợi, thoát nước, ổn định sản xuất trong quá trình đô thị hóa. Tổ chức một số tiện ích như đường dạo, ghế ngồi hay chòi nghỉ trong không gian sản xuất nông nghiệp phục vụ khách du lịch và người dân. Một số quỹ đất nông nghiệp đan xen giữa các cụm dân cư đã được quy hoạch có thể tiếp tục canh tác hoặc chuyển đổi chức năng khi có nhu cầu, trong đó cần ưu tiên tổ chức đường giao thông kết hợp thoát nước, sân chơi công cộng và đường đi xe đạp phù hợp với cấu trúc địa hình tự nhiên (đặc biệt là tại các mạch trũng nằm giữa 2 cụm dân cư hiện trạng).

 

 

8.3. Khu III: Khu vực đô thị tập trung phía Nam

Tổ chức một khu đô thị mới tập trung tại khu vực cửa ngõ phía Nam, kết nối với các khu dân cư hiện hữu. Bổ sung một số quỹ đất phát triển mới, công trình hạ tầng xã hội và phát triển một số tuyến phố dịch vụ thương mại để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các khu, cụm công nghiệp, như: sân thể thao, chợ, trung tâm văn hóa, trường PTTH...

Tại các khu trung tâm tổ chức dạng tuyến phố, khu phố thương mại – dịch vụ, khuyến khích đa dạng về kích thước lô và kiến trúc công trình, tạo sự hấp dẫn cũng như đáp ứng nhu cầu linh hoạt của người dân trong từng mục đích sử dụng.

Cần kiểm soát và tổ chức tốt không gian tiếp giáp giữa khu dân cư và khu công nghiệp, đảm bảo sự sinh động và an toàn cho các không gian này, như: tổ chức đường giao thông đi xung quanh hàng rào các khu/cụm/cơ sở công nghiệp, với một phía là hàng rào khu công nghiệp, phía kia là khu dân cư và các chức năng đô thị đa dạng, khuyến khích mật độ cao, với nhiều không gian công cộng (sân chơi, quảng trường nhỏ) để thu hút các hoạt động đô thị.

 

8.4. Khu IV: Khu vực các  ngoại thị

Cập nhật, rà soát đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trong phạm vi quy hoạch, phát triển các xã đạt theo tiêu chí Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

+ Cung cấp giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến các khu dân cư nông

thôn;

+ Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp

theo hướng sản xuất sạch kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái

+ Tại khu vực trung tâm xã hoặc khu vực thuận lợi về giao thông, quy hoạch các điểm trung tâm phục vụ cho các cụm dân cư ngoại thị. Tại đây, bố trí một số khu chức năng phi nông nghiệp, bổ sung các cụm công trình dịch vụ kết hợp một vài tuyến phố thương mại. Các khu vực này có thể là địa điểm giới thiệu các sản phẩm của làng nghề, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương, tạo điều kiện quảng bá sản phẩm, tăng hiệu quả phát triển kinh tế. Bổ sung không gian cây xanh công cộng và một số công trình phúc lợi công cộng thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 

 

Điều 9: Quy hoạch không gian ngầm

- Việc xây dựng các không gian ngầm tại Đô thị Hiệp Hòa cần đảm bảo phù hợp với các quy định về chỉ giới xây dựng ngầm được quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt nam về Quy hoạch xây dựng.

- Việc xây dựng các công trình công cộng ngầm, phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất phải đảm bảo kết nối không gian thuận tiện và an toàn với các công trình giao thông, các công trình công cộng trên mặt đất và các công trình công cộng ngầm liền kề và kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm chung của đô thị.

- Thiết kế tổ chức không gian kiến trúc bên trong các công trình ngầm (nếu có) phải đáp ứng công năng sử dụng và bền vững và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan, phù hợp với các đặc điểm văn hóa, lịch sử tại khu vực xây dựng công trình.

- Thiết kế các hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong công trình phải phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Bảo đảm việc sử dụng thuận lợi cho người khuyết tật, bảo đảm an toàn và thoát hiểm nhanh chóng khi có sự cố.

- Khoảng cách đi bộ từ mọi khu vực trong không gian công cộng ngầm cho đến điểm thoát hiểm phải trong phạm vi 50m và đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy.

Điều 10: Tổ chức các tuyến - trục cảnh quan chính, không gian cửa ngõ, điểm nhấn  quảng trường chính trong đô thị

a) Các tuyến - trục cảnh quan chính:

- Các trục chính đô thị gồm:

+ Trục quốc lộ 37 và các tuyến tránh;

+ Các trục đường tỉnh 295, TL 296, TL 288 - đoạn qua đô thị;

+ Trục đô thị mới Bắc – Nam song song về phía Tây đường tỉnh 295;

 

- Trục đô thị mới đông Tây nối từ Cầu Vát, qua khu vực trung tâm đô thị xã Mai Trung, trung tâm đô thị xã Danh Thắng đến khu nông nghiệp công nghệ cao xã Lương Phong.

- Tuyến cảnh quan ven sông Cầu, ven các ngòi, kênh và các khu vực trũng có mặt nước: Khai thác du lịch sinh thái ven sông, ven mặt nước. Duy trì các khu vực mặt nước kết hợp với nuôi trồng thủy sản, xen cấy một vài chức năng dịch vụ và các tiện ích công cộng tạo không gian giao lưu công cộng, tận dụng lợi thế về cảnh quan để phát triển dịch vụ.

- Phát triển khu vực sinh thái xã Đông Lỗ khai thác vùng không gian mặt nước đầm hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản và khu vực du lịch sinh thái xã Hòa Sơn khai thác cảnh quan sinh thái núi Y Sơn kết hợp với các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Các không gian cửa ngõ đô thị:

- Cửa ngõ phía Nam: Là điểm đón hướng tiếp cận từ Hà Nội và Bắc Ninh, nằm trên đường tỉnh 295, thuộc khu đô thị trung tâm gắn với khu – cụm công nghiệp phía Nam. Tạo dựng hình ảnh đô thị sầm uất, năng động gắn với các khu công nghiệp lớn, hiện đại. Dọc trục đường tỉnh 295, phát triển các khu vực đô thị tập trung mật độ cao, hình thành các tuyến phố phát triển thương mại dịch vụ gắn với các kshông gian quảng trường và các không gian vỉa hè mở rộng, nhưng không chỉ là dải công trình dọc theo đường TL295, mà dạng các ô phố có sân trong. Quy hoạch một số công viên, quảng trường, tạo sự thông thoáng cho đô thị, đồng thời tăng thêm sự đa dạng, thay đổi không gian trên đường phố. Các công trình xây dựng cần có khoảng lùi tạo không gian mở, đặc biệt là tại các khu vực điểm nhấn và các khu đất đầu mỗi dãy phố. Các không gian mở này tạo thuận lợi cho các hoạt động giao lưu công cộng, thu hút đầu tư.

- Cửa ngõ phía Bắc: Là điểm đón hướng tiếp cận từ phía Thái Nguyên, nằm trên quốc lộ 37, thuộc khu vực xã Thanh Vân. Cảnh quan khu vực này đặc trưng bởi sự tương phản giữa khu đô thị phát triển mới phía Tây đường quốc lộ và khu vực ruộng trồng rau cần kết hợp với nuôi cá giống. Khuyến khích xây dựng công trình có quy mô tương đối lớn tại các nút giao thông và các khu vực thuận lợi về quỹ đất. Tổ chức các quảng trường tạo ấn tượng không gian đón tiếp vào đô thị.

+ Khu vực cửa ngõ phía Đông, là điểm đón hướng tiếp cận từ thành phố Bắc Giang và huyện Tân Yên - nằm trên Quốc Lộ 37, thuộc khu vực phía Nam xã Lương Phong và một phần xã Đoan Bái. Tổ chức khu phố thương mại – dịch vụ kết hợp với các dải quảng trường, vỉa hè mở rộng và các không gian mở trong lõi đô thị, tăng sức hấp dẫn cho phát triển dịch vụ. Tại khu vực xã Đoan Bái, quy hoạch một   khu phố chợ với không gian vỉa hè rộng và một số sân trống, bãi đỗ xe, nơi thông thương, tập kết và trao đổi hàng hóa, nông sản với những khu vực lân cận.

+ Cửa ngõ phía Tây – Bắc: là điểm đón hướng tiếp cận từ Thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyện, thuộc khu vực xã Hòa Sơn và nằm trên đoạn Xây dựng mới tuyến đường (BOT) từ QL37 đi Phổ Yên (Quốc lộ 37 - đường BOT: Hiệp Hòa - Phổ Yên). Khu vực cửa ngõ này tạo ấn tượng chính là cảnh quan sinh làng xóm đan xen cảnh quan sinh thái nông nghiệp, có điểm nhấn là núi Y Sơn và các không gian khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Dọc tuyến đường BOT cần hạn chế xây dựng, tạo không gian mở khi đi trên tuyến đường, đảm bảo tầm nhìn ra các 

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com