Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP

Dự án: “nhà máy dược phẩm chuẩn GMP (WHO) – cơ sở II” có tổng mức đầu tư là 114.800.000.000 VNĐ, sau khi được đầu tư nâng cấp, “nhà máy dược phẩm GMP (WHO) – cơ sở II” sẽ có tổng mức đầu tư là 210.710.000.000VNĐ thuộc nhóm B theo khoản 2 điều 9 luật đầu tư công.

Ngày đăng: 25-07-2024

72 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 2

1. Tên chủ dự án đầu tư. 2

2. Tên dự án đầu tư. 2

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư. 2

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy đến môi trường của dự án đầu tư  3

2.3. Quy mô của dự án đầu tư. 4

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 4

3.1. Công suất của dự án đầu tư. 4

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư  5

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư. 7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 8

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng của Dự án trong giai đoạn thi công xây dựng. 8

4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng của Dự án trong giai đoạn vận hành. 12

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư. 16

5.1. Các hạng mục công trình của Dự án. 16

5.2. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án. 16

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 35

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 35

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 35

2.1. Ảnh hưởng của nước thải từ dự án tới khả năng chịu tải của môi trường khu vực. 35

2.2. Ảnh hưởng của khí thải từ dự án tới khả năng chịu tải của môi trường khu vực. 36

2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn, chất thải nguy hại tới môi trường khu vực. 36

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG  NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ   38

CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 39

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 39

1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 39

1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 53

2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 58

2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành. 58

2.2. Các biện pháp công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 72

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư. 104

3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án. 104

3.2. Tổ chức, bổ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 105

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo. 105

4.1. Đánh giá về độ tin cậy của các đánh giá, dự báo. 105

4.2. Đánh giá về độ tin cậy của các đánh giá, dự báo. 106

CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 108

CHƯƠNG VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 109

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 109

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 110

CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 112

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư. 112

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 112

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 112

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 114

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 114

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 115

1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. 115

2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan. 115

PHỤ LỤC BÁO CÁO.. 117

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 

- Địa chỉ trụ sở chính : ........– Phường Lộc Hòa – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Họ và tên: ......  Giới tính: Nam

+ Chức danh: Tổng Giám đốc                   

+ Điện thoại: ............

- Giấy đăng ký kinh doanh: Công ty Cổ phần Dược phẩm .......... đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần với Mã số doanh nghiệp ................. cấp lần đầu ngày 23 tháng 11 năm 2004, cấp thay đổi lần 12 ngày 11 tháng 08 năm 2023.

2. Tên dự án đầu tư

NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM MINH DÂN TIÊU CHUẨN GMP (WHO)

2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .......... – Phường Lộc Hòa – Thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định. Căn cứ Hợp đồng thuê đất số 66/2007/HĐ-TĐ ngày 31/12/2007 giữa UBND tỉnh Nam Định với Công ty Cổ phần dược phẩm Minh Dân (đính kèm Phụ lục báo cáo), tổng diện tích khu đất của cơ sở là 9.830 m2.

Khu đất thực hiện dự án nằm tại Khu công Nghiệp Hoà Xá (cũ là xã Lộc Hoà, thành phố Nam Định) được giới hạn từ điểm 1 đến điểm 17 tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CB 224096  UBND tỉnh Nam Định cấp ngày 23/12/2015.

Vị trí tiếp giáp của khu đất của dự án:

+ Phía Bắc giáp khu dân cư

+ Phía Đông tiếp giáp với Công ty cổ phần Nguyên Thảo.

+ Phía Tây tiếp giáp với Công ty TNHH Minh Quang

+ Phía Nam tiếp giáp đường N5 Khu công nghiệp Hoà Xá, thành phố Nam Định.

2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy đến môi trường của dự án đầu tư

Dự án nhà máy dược phẩm .......... tiêu chuẩn GMP (WHO) – cơ sở II ( sau đây gọi tắt là Dự án)

- Các loại giấy phép, pháp nhân của Dự án:

+ Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh mã số 07121000015 của UBND tỉnh Nam Định chứng nhận lần đầu ngày 27/04/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 16/11/2012.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp ........ Đăng ký lần đầu ngày 23/11/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 11/08/2023.

+ Hợp đồng thuê đất số 66/2007/HĐ-TĐ giữa UBND tỉnh Nam Định và công ty cổ phần Minh Dân ngày 31/12/2007.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CB 224096 cấp ngày 23/12/2015.

- Các loại giấy phép có liên quan tới môi trường của Dự án:

+ Nhà máy “Dược phẩm ...... tiêu chuẩn GMP (WHO) – cơ sở II” đã được sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp giấy xác nhận số 264/XN-STNMT “Giấy xác nhận việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án: Nhà máy sản xuất thuốc tiêu chuẩn GMP(WHO)” ngày 30/03/2007.

+ Ngày 23/06/2010 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định đã có giấy xác nhận số 803/XN-STNMT “Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường  của dự án trước khi đi vào hoạt động chính thức”.

+ Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt số 325/2024/HĐRSH giữa công ty dược phẩm ....... và công ty Cổ phần Môi trường Nam Định ký ngày 28/12/2023.

+ Hợp đồng dịch vụ chuyển và xử lý chất thải nguy hại số 01265/2024/HĐKT/ETC giưa công ty Cổ phần Dược phẩm ....... và công ty Cổ phần Đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC ký ngày 18/01/2024.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 36.000674.T cấp lần thứ 3 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định ngày 28/07/2014.

+Hợp đồng số 01265/2024/HĐKT/ETC ngày 18/01/2024 giữa Công ty cổ phần Dược phẩm ..........và Công ty cổ phần Đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC về dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

2.3. Quy mô của dự án đầu tư

Dự án: “nhà máy dược phẩm Minh .......... chuẩn GMP (WHO) – cơ sở II” có tổng mức đầu tư là 114.800.000.000 VNĐ, sau khi được đầu tư nâng cấp, “nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP (WHO) – cơ sở II” sẽ có tổng mức đầu tư là 210.710.000.000VNĐ thuộc nhóm B theo khoản 2 điều 9 luật đầu tư công.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

3.1. Công suất của dự án đầu tư

Căn cứ giấy chứng nhận đầu tư mã số 07121000015 do UBND tỉnh Nam Định chứng nhận lần đầu ngày 27/4/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 16/11/2012.

Quy mô:

+ Thuốc tiêm bột cephalosporin: 4.000.000 lọ/năm

+ Thuốc tiêm bột βlactam:          3.000.000 lọ/năm

+ Thuốc tiêm bột no-βlactam:    4.000.000 lọ/năm

+ Thuốc tiêm nước các loại:       4.000.000 lọ/năm

+ Thuốc nhỏ mắt các loại:          4.000.000 lọ/năm

- Để phù hợp với đơn hàng và nhu cầu thị trường, Công ty nâng công suất và điều chỉnh các sản phẩm cụ thể như sau: 

+ Thuốc bột pha tiêm chứa kháng sinh nhóm cephalosprin: 20 triệu lọ/năm;

+ Thuốc bột pha tiêm chứa kháng sinh nhóm penicilin: 20 triệu lọ/năm;

+ Thuốc tiêm nước: 30 triệu ống/năm

+ Thuốc tiêm nước công suất lớn: 20 triệu ống/năm

+ Thuốc tiêm nước dung tích lớn: 10 triệu lọ/năm

+ Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai: 10 triệu lọ/năm

+ Thuốc uống không chứa kháng sinh nhóm beta-lactam:

    *) Viên nén: 50 triệu viên/năm

    *) Viên nén bao phim: 50 triệu viên/năm

    *) Viên nang cứng: 30 triệu viên/năm

    *) Thuốc bột, thuốc cốm: 10 triệu túi+lọ/năm    

+ Thuốc tiêm dung dịch điều trị ung thư: 6 triệu lọ /năm

+Thuốc tiêm dông khô điều trị ung thư 1,2 triệu lọ /năm

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

3.2.1. Công nghệ sản xuất thuốc tiêm bột

Hình 1. Công nghệ sản xuất thuốc tiêm bột

3.2.2. Công nghệ sản xuất thuốc tiêm dung dịch

Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất tiêm dung dịch

3.2.3. Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt

Hình 3. Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc nhỏ mắt

3.2.4. Công nghệ dây chuyền sản xuất thuốc uống

A. Tạo hạt ướt

Quy trình này bắt đầu bằng việc nguyên liệu từ kho được chuyển tới phòng cân của dây chuyền sản xuất thuốc (có kiểm soát không khí) để cân, sau đó nguyên liệu chuyển đến máy trộn cùng với các tá dược để tạo hạt ướt (dung dịch kết dính đã được chuẩn bị sẵn). Hạt sau khi được làm khô bằng tủ sấy, kiểm tra kích thước hạt, độ đồng đều, được chuyển đến công đoạn tiếp theo cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh qua đóng gói (hòm hoặc hộp) chuyển đến kho thành phẩm.

B. Tạo hạt khô:

Nguyên liệu từ kho được chuyển tới phòng cân của dây chuyền sản xuất (có kiểm soát không khí) để cân, sau đó nguyên liệu chuyển đến máy cán tạo hạt, hạt được tạo ra bằng phương pháp nén, sau khi kiểm tra kích thước hạt và độ đồng đều, sau được chuyển đến các công đoạn tiếp theo cho đến khi thành sản phẩm hoàn chỉnh qua đóng gói (hòm hoặc hộp) chuyển đến kho thành phẩm.

Hình 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc của nhà máy

C. Viên nén, viên nang, viên bao

Các hạt đã được tạo theo các phương pháp trên sau khi tiến hành các bước kế tiếp sẽ thu được các dạng sản phẩm tương ứng: viên nén, viên nang, viên bao. Viên nén được bao phim bằng các thiết bị chuyên dùng.

D. Kho biệt trữ thành phẩm

Các sản phẩm sau khi sản xuất xong được biệt trữ tại khu vực quy định. Sau khi sản xuất kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng được chuyển đến kho thành phẩm bảo quản theo GSP trước khi đưa vào lưu thông. Sản phẩm được vận chuyển ra khỏi nhà máy bằng xe tải nhẹ tới các điểm tiêu thụ.

E.  Đóng gói

Để tiến hành sản xuất túi thuốc bột, các hạt đã được trộn khô sẽ được đưa vào các máy chuyên dụng để đóng vào các túi thuốc bột. Các túi thuốc bột này sau khi được đóng túi sẽ kiểm được đem đi nghiệm bán thành phẩm để kiểm tra chất lượng của mẻ thuốc. Sau đó thuốc được đóng vào các hòm và chuyển về kho thành phẩm.

3.2.5. Đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Các công nghệ sản xuất thuốc của nhà máy được thiết kế kĩ càng tuân theo tiêu chuẩn GMP của WHO đây là tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất thuốc. Việc lựa chọn những công nghệ đã đảm bảo tiêu chuẩn GMP cung cấp sự an toàn cho người lao động, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và giảm thiểu các chi phí phát sinh cho chủ đầu tư về các vấn đề vệ sinh và an toàn lao động.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sau khi hoàn thiện đầu tư, nâng cấp, nhà máy dự kiến hoạt động 100% với lượng sản phẩm mỗi năm:

+ Thuốc bột pha tiêm chứa kháng sinh nhóm cephalosprin: 20 triệu lọ/năm;

+ Thuốc bột pha tiêm chứa kháng sinh nhóm penicilin: 20 triệu lọ/năm;

+ Thuốc tiêm nước: 30 triệu ống/năm

+ Thuốc tiêm nước công suất lớn: 20 triệu ống/năm

+ Thuốc tiêm nước dung tích lớn: 10 triệu lọ/năm

+ Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai: 10 triệu lọ/năm

+ Thuốc uống không chứa kháng sinh nhóm beta-lactam:

    *) Viên nén: 50 triệu viên/năm

    *) Viên nén bao phim: 50 triệu viên/năm

    *) Viên nang cứng: 30 triệu viên/năm

    *) Thuốc bột, thuốc cốm: 10 triệu túi+lọ/năm

+ Thuốc tiêm dung dịch điều trị ung thư: 6 triệu lọ /năm

+Thuốc tiêm dông khô điều trị ung thư 1,2 triệu lọ /năm

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng của Dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu của Dự án

Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình thi công của Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. Vật liệu sử dụng thi công cho Dự án

TT

Loại vật liệu

Đơn vị

Số lượng

Khối lượng (tấn)

1

Bê tông thương phẩm đá 1x2, mác 250

m3

22,85

54,84

2

Bê tông thương phẩm đá 1x2, mác 300

m3

534,45

1.282,67

3

Cát

m3

171,92

206,31

4

Cát mịn ML=0,7-1,4

m3

21,36

25,63

5

Cát mịn ML=1,5-2,0

m3

71,90

86,28

6

Cát vàng

m3

257,89

309,47

7

Cấp phối đá dăm Loại I

m3

323,74

388,49

8

Cấp phối đá dăm loại II

m3

663,58

796,29

9

Đá 1x2

m3

362,07

579,30

10

Đá 2x4

m3

35,86

57,38

11

Đá 4x6

m3

60,40

96,64

12

Gạch bê tông (10,5x6x22)cm

viên

27.196,05

27,20

13

Gạch lát granite 600x600mm

m2

84,36

2,17

14

Gạch lát granite 800x800mm

m2

25,96

0,67

15

Thép F25

kg

5.334,95

5,33

16

Thép hình

kg

48.147,27

48,15

17

Thép tấm

kg

3.814,58

3,81

18

Thép tròn D<=10mm

kg

15.077,09

15,08

19

Thép tròn D<=18mm

kg

18.576,68

18,58

20

Thép tròn D>10mm

kg

639,72

0,64

21

Thép tròn D>18mm

kg

1.188,26

1,19

22

Xi măng PCB30

kg

26.550,89

26,55

23

Xi măng PCB40

kg

137.974,32

137,97

 

Tổng

4.170,64

 

4.1.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Dự án

Nhu cầu sử dụng dầu máy móc phục vụ thi công xây dựng dự án

4.1.3. Điện năng và nguồn cung cấp điện

Nguồn cung cấp: Nguồn điện được đấu nối từ lưới điện trung thế 22kV của KCN Hòa Xá. Điện năng cung cấp cho hoạt động sản xuất được cung cấp thông qua 01 trạm biến áp đã được xây dựng tại dự án. Lượng điện năng tiêu thụ ước tính khoảng 50 KWh/ngày.đêm

4.1.4. Nước phục vụ cho giai đoạn thi công xây dựng và nguồn cung

Trong thời gian thi công, nước cấp chủ yếu cho hoạt động  sinh hoạt của công nhân.  Theo bảng 2 mục 5.1.2 TCVN 13606:2023 thì định mức cấp nước sinh hoạt cho 1 người trong ngày là 100 l/người/ngày. Lượng công nhân  dự kiến trong giai đoạn thi công là 40 người, khi đó nhu cầu sử dụng nước sạch  cho mục đích sinh hoạt là: Qcấp =  40 x  0,1 = 4m3/ngày

Nguồn  cung cấp nước cho Dự án được lấy từ Công ty cổ phần cấp nước Nam Định hiện tại vẫn đang cung cấp  nước cho nhà máy hoạt động.

4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng của Dự án trong giai đoạn vận hành

4.2.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của Dự án

Nhà máy dược phẩm Minh Dân cơ sở II đang hoạt động và nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất trong một năm được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3. Bảng tổng hợp nguyên liệu sử dụng để sản xuất của Dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng sử dụng

Tính chất nguyên liệu

Nguồn gốc nguyên liệu

1

Ampicilin

Kg/năm

3.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

2

Cephradin

Kg/năm

2.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

3

Cefotaxim

Kg/năm

2.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

4

Ceftriaxon

Kg/năm

1.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

5

Subactam

Kg/năm

500

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

6

Clindamycin

Kg/năm

150

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

7

Cloramphenicol

Kg/năm

3.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

8

Gentamycin

Kg/năm

100

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

9

Licomycin

Kg/năm

150

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

10

Streptomycin

Kg/năm

2.000

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

11

Triamcinonol

Kg/năm

500

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Trung Quốc, Ấn Độ, EU

Dự án xây thêm 02 phân xưởng sản xuất, lượng nguyên liệu được sử dụng cho xưởng mới trong một năm được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4. Bảng tổng hợp nguyên liệu sử dụng để sản xuất của Dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng sử dụng hiện tại

Tính chất nguyên liệu

1

Bortezomib 3,5mg

Kg/năm

10,971

Bột đông khô pha tiêm

2

Cyclophosphamide (dưới dạng Cyclophosphamide monohydrate) 500mg

Kg/năm

29,178

 

3

Dacarbazin 200mg

Gam/năm

1,024

Bột đông khô pha dung dịch tiêm truyền

4

Dactinomycin 500mcg

gam/năm

1,524

Bột đông khô pha tiêm

5

Daunorubicin (dưới dạng Daunorubicin hydroclorid) 20mg

gam/năm

99,360

Bột đông khô pha tiêm

6

Fludarabin phosphat 50mg

kg/năm

19,200

Bột đông khô pha tiêm

7

Ifosfamid 1g

kg/năm

31,152

Bột đông khô pha tiêm

8

Methotrexat 1000mg

kg/năm

9,666

Bột đông khô

9

Pemetrexed 500mg

kg/năm

11,288

Bột đông khô pha tiêm

10

Gemcitabin 1000mg/100ml

kg/năm

54,835

Dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền

11

Paclitaxel 260mg/43,33ml

gam/năm

17,756

Dung dịch tiêm truyền

12

Arsenic Trioxide 10mg/10ml

kg/năm

1,920

Dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền

13

Carboplatin 150mg/15ml

kg/năm

38,377

Dung dịch tiêm, truyền

14

Cytarabine 1000mg/10ml

kg/năm

9,772

Dung dịch tiêm

15

Docetaxel 20mg/1ml

kg/năm

6,028

Dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch

16

Etoposid 100mg/5ml

kg/năm

2,672

Dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch

17

Irinotecan hydroclorid trihydrat 40mg/2ml

kg/năm

5,637

Dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền

18

Oxaplatin 100mg/20ml

Kg/năm

9,715

Dung dịch tiêm

19

Vincristin 1mg

Kg/năm

0,033

Dung dịch tiêm

20

Vinorelbin 10mg/1ml

kg/năm

0,184

Dung dịch đậm đặc

21

Doxorubicin  50mg/25ml

Kg/năm

1,892

Dung dịch tiêm truyền

22

Epirubicin hydrocloride 50mg/25ml

Kg/năm

1,622

Dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch

4.2.2. Nhu cầu sử dụng phụ liệu của Dự án

Nhu cầu sử dụng phụ liệu: Các phụ liệu làm bao bì dược phẩm như màng nhôm, màng PVC… được nhập khẩu cho đến khi Việt Nam có thể sản xuất được. Bao bì đóng gói, nhãn, mác, tờ hướng dẫn sử dụng, tá dược chủ yếu mua trong nước. Cụ thể theo danh mục dưới đây

Bảng 5. Tổng hợp phụ liệu dùng để sản xuất của Dự án

STT

Tên nguyên liệu

Đơn vị

Khối lượng sử dụng hiện tại

Tính chất phụ liệu

Nguồn gốc phụ liệu

1

Acid boric

Kg/năm

500

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

2

Acid Citric

Kg/năm

200

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

3

Natri Citrat

Kg/năm

100

Bột mịn hoặc tinh thể kết tinh mịn, màu trắng hoặc trắng ngà

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

4

Màng nhôm

Kg/năm

2.000

Bao bì vỉ thuốc

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

5

Màng polyvinyclorid

Kg/năm

2.000

Bao bì vỉ thuốc

Nhập khẩu từ Đài Loan hoặc Trung Quốc

6

Vỏ lọ thủy tinh

Kg/năm

10.000

Vỏ ống, lọ thuốc

Việt Nam

4.2.3. Nhu cầu nhiên liệu của Dự án

Dự án khi đi vào hoạt động có sử dụng một nồi hơi đốt than trong sản xuất, lượng than cung cấp cho nồi hơi này trong năm 2023 là 263,27 tấn  tương đương 0,72 kg/ngày

4.2.4. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Dự án

Khi đi vào vận hành Dự án sẽ sử dụng hóa chất phục vụ cho hoạt động xử lý chất thải như sau:

Bảng 6. Nhu cầu hóa chất của Dự án khi đi vào vận hành

TT

Tên thương mại

Công thức hóa học

Định mức sử dụng

Khối lượng

1.

Axit Sunfuric

H2SO4

g/m3 nước thải

150 - 160

2.

Polyaluminum

PAC

g/m3 nước thải

30

3.

Natri hidroxit

NaOH

g/m3 nước thải

75

4.

Nước Javen

NaClO

g/m3 nước thải

3

 

4.2.5. Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp điện của Dự án

Nhu cầu điện năng của Dự án khi đi vào vận hành được thể hiện trong bản sau:

Bảng 7. Nhu cầu sử dụng điện năng của Dự án khi đi vào vận hành

Nhu cầu điện năng của nhà máy hiện tại

Nhu cầu điện năng dự kiến tăng thêm sau khi đầu tư, nâng cấp

Tổng nhu cầu điện năng của Dự án khi đi vào vận hành

242.128 kWh/tháng

121.064 kWh/tháng

363.192 kWh/tháng

 

Nguồn cung cấp: Nguồn điện được đấu nối từ lưới điện trung thế 22kV của KCN Hòa Xá. Điện năng cung cấp cho hoạt động sản xuất được cung cấp thông qua 01 trạm biến áp xây dựng tại dự án.

4.2.6. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của Dự án

Nhà máy đang vận hành bình thường với nhu cầu sử dụng nước từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của CBCNV, dự phòng cho PCCC và nước tưới cây rửa đường. Lượng nước nhà máy sử dụng trong một năm trở lại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 8. Thống kê số liệu nước sử dụng của nhà máy từ tháng 06/2023 tới tháng 07/2024

Tháng

Lượng nước sử dụng trong tháng (m3)

Tháng

Lượng nước sử dụng trong tháng (m3)

06/2023

1.628

01/2024

1.606

07/2023

1.456

02/2024

1.442

08/2023

1.951

03/2024

1.248

09/2023

1.720

04/2024

1.673

10/2023

1.607

05/2024

1.600

11/2023

1.943

06/2024

1.627

12/2023

2.070

07/2024

1.901

Tháng sử dụng cao nhất là tháng 12/2023 với lượng nước sử dụng là 2.070m3, lượng nước dùng trung bình trong tháng cao nhất là 69m3/ngày.

Cụ thể nhu cầu sử dụng nước theo mục đích sử dụng như sau:

- Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt:

+ Đối với Nước cấp cho hoạt động tưới cây: Lượng nước sử dụng để tưới cây, rửa đường trong một ngày tại nhà máy một ngày khoảng 10,6 m3.

+ Đối với Nhu cầu nước cứu hỏa:. Theo TCVN 2622: 1995, lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo >10 1/s . Như vậy giả thiết có 1 đám cháy xảy ra, trong vòng 60 phút thì mới có xe chữa cháy, chọn lưu lượng cấp nước là 20 1/s thì lượng nước cần thiết để dập đám cháy; 20l/s X 60 phút X 60 s = 72 m3. Dự kiến nước dự trữ cho chữa cháy được lấy tại hồ nước trong công ty.

 Nếu có cháy thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chập điện. Vì vậy Công ty sẽ trang bị các loại bình bột, bình CO2 để chữa cháy.

+ Dựa theo thực tế tại nhà máy, lượng nước tiêu thụ cho mục đích sinh hoạt là khoảng 10 m3/ngày.đêm. Với lượng cán bộ công nhân viên là 100, trung bình mỗi cán bộ công nhân viên tiêu thụ khoảng 100 l/người/ngày. Sau khi Dự án xây dựng thêm 1 nhà xưởng, lượng cán bộ công nhân viên tăng thêm khoảng 10 người, lượng nước cấp cho sinh hoạt là 1m3.

- Nước sử dụng cho dây chuyền sản xuất:

+ Trong quá trình sản xuất, công ty có sử dụng nước lọc RO trong công đoạn rửa dụng cụ sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, rửa vỏ ngoài chai lọ đựng thuốc và được cung cấp vào các sản phẩm thuốc. Tổng lượng nước hiện tại sử dụng cho sản xuất là 34 m3/ngày.đêm. Lượng nước cho sản xuất tăng lên sau khi Dự án hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định dự kiến là 4,5m3.

+ Nhà máy đang sử dụng một lò hơi 500kg/h để cung cấp hơi, lượng nước cấp cho lò hơi cho 1 ngày sản xuất 16h là 8m3/ngày, lượng nước này không thay đổi sau Dự án đầu tư, xây dựng.

 Nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong một ngày của Dự án khi đi vào vận hành được thể hiện trong bản sau:

Bảng 9. Nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong 1 ngày của Dự án khi đi vào vận hành

Lượng nước sử dụng mỗi ngày của nhà máy có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sản xuất, thời tiết, nhiệt độ, …

- Nguồn cấp nước: Nguồn nước cấp cho hoạt động của Nhà máy được cung cấp bởi Công ty cổ phần nước sạch Nam Định. Nhà máy xây dựng bể và bồn nước chứa, cung cấp chính cho khu vực sản xuất và khu văn phòng. Hệ thống cấp nước vào bể chứa, từ đó được phân phối bằng máy bơm đến các thiết bị cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ phòng cháy chữa cháy (khi cần).

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1. Các hạng mục công trình của Dự án

                            Bảng 10. Các hạng mục công trình của Dự án         

STT

Hạng mục

Diện tích m2

Số tầng

1

Nhà thường trực (hiện trạng)

12.87

1

2

Cổng chính (hiện trạng)

 

1

3

Cổng phụ (hiện trạng)

 

1

4

Bể xử lý nước thải (ngầm) (hiện trạng)

 

1

5

Trạm Biến áp (hiện trạng)

39.56

1

6

Xưởng sản xuất tiêm nước (phân xưởng 5,6,7) (hiện trạng)

1.781.92

1

7

Tổng kho (hiện trạng)

1390.26

1

8

Xưởng sản xuất tiêm bột (phân xưởng 3 và phân xưởng 4) (hiện trạng)

1.550.5

1

9

Bể nước sinh hoạt (hiện trạng)

 

1

10

Nhà để xe (hiện trạng)

34.68

1

11

Nhà nồi hơi và kho than (hiện trạng)

89.3

1

12

Nhà đặt bơm PCCC (hiện trạng)

12

1

13

Kho hóa chất cháy nổ (hiện trạng)

12

1

14

Hồ chứa cứu hỏa (hiện trạng)

 

1

15

Nhà đặt hệ thống XLNT (hiện trạng)

11

1

16

Kho chất thải nguy hại (hiện trạng)

10

1

17

Nhà phụ trợ (không có trong GP cũ)

16

1

18

Nhà chứa than

61

1

19

Nhà đặt máy phát

12

1

20

Nhà xưởng (phân xưởng 8,9) (xây mới)

705

2

21

Nhà đa năng (xây mới)

172

1

Các hạng mục xây dựng mới của Dự án:

Dự án “Nhà máy dược phẩm Minh Dân tiêu chuẩn GMP (WHO)- cơ sở II” xây dựng thêm 2 hạng mục nhà đa năng và nhà xưởng như sau:

Nhà xưởng (phân xưởng 8,9):

Nhà công nghiệp 1 tầng cấp III diện tích xây dựng 705m2 bao gồm 2 tầng - Tổng diện tích sàn xây dựng: 975m2.

Cốt nền nhà cao hơn cốt nền sân 0,45m. Nhà lợp tôn chống nóng và chống thấm.

- Giải pháp kết cấu và hoàn thiện: Nhà khung hỗn hợp Bê tông cốt thép (BTCT) và Kết cấu thép (KCT), Cột BTCT và vì kèo đỡ mái bằng thép hình tổ hợp kết nối bằng bu lông. Móng cọc bê tông cốt thép, liên kết móng bằng hệ giằng bê tông cốt thép. Nền bê tông cốt thép phủ tăng cứng bề mặt bằng dung dịch và bột khô. Tường nhà xây gạch hai mặt trát VXM, sơn 3 lớp lên tường theo màu chỉ định. Mái lợp tôn sóng công nghiệp màu xanh.

- Giải pháp cấp điện, cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy:

+ Hệ thống điện được đi ngầm trong tường có ống gen nhựa bảo vệ, dây đi cách sàn hoặc trần 0,4m. Tiết diện dây phụ thuộc vào công suất của thiết bị. Dây từ Aptomat đến các ổ cắm dùng dây 2x2,5mm2, dây ra đèn và quạt dùng dây 2x1,5mm2. Tất cả các tủ điện, hộp điện, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt lắp cao cách trần sàn 1,5m. Các thiết bị đều được bảo vệ bằng Aptomat. Tất cả các tủ điện, ổ cắm đều được nối đất an toàn. Dùng sợi dây thứ 3 để nối với hệ thống nối đất.

+ Nguồn nước cấp: Nước được lấy từ hệ thống cấp nước chung của dự án, nước được bơm lên bể mái cấp cho các thiết bị vệ sinh bằng hệ thống bơm tăng áp.

+ Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trên mái được dẫn qua ống nhựa uPVC xuống hệ thống thoát nước mưa chung của dự án.

+ Hệ thống chống sét: Công trình sử dụng hệ thống kim thu sét kết hợp với lưới thu sét. Cọc tiếp đất chôn thẳng đứng đầu cọc sâu 0,8m so với mặt đất. Liên kết hệ thống chống sét bằng liên kết hàn, thanh tiếp đất được hàn nối với các cọc tiếp đất ở độ sâu 0,8m. Các mối hàn đảm bảo chắc chắn.

+ Hệ thống PCCC: Được thiết kế đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC hiện hành.

Nhà đa năng:

Giải pháp kiến trúc: Nhà 03 tầng cấp III với diện tích sàn là 172 m2 . Tổng diện tích sàn: 516 m2 có bố trí khu vệ sinh tập trung. Cốt nền nhà cao hơn cốt nền sân 0,45m. Nhà mái bằng chống nóng và chống thấm.

Giải pháp kết cấu và hoàn thiện: Móng cọc BTCT, liên kết móng bằng hệ giằng BTCT. Toàn bộ kết cấu chịu lực của công trình bằng bê tông cốt thép toàn khối. Tường bao xung quanh xây gạch dày 220mm, tường ngăn phòng xây gạch dày 110mm và 220mm, hai mặt trát VXM, sơn nước 3 lớp lên tường theo màu chỉ định. Nền nhà lát gạch granit nhân tạo, bậc cầu thang; bậc lên xuống ốp và lát đá granit tự nhiên, tường khu vệ sinh ốp gạch granit nhân tạo. Mái sơn chống thấm gốc xi măng Polyme và lát gạch chống nóng. Hệ thống cửa đi, cửa sổ, sử dụng kính dán an toàn khung nhôm hệ sơn tĩnh điện.

- Giải pháp cấp điện, cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy:

+ Hệ thống điện được đi ngầm trong tường có ống gen nhựa bảo vệ, dây đi cách sàn hoặc trần 0,4m. Tiết diện dây phụ thuộc vào công suất của thiết bị. Dây từ Aptomat đến các ổ cắm dùng dây 2x2,5mm2, dây ra đèn và quạt dùng dây 2x1,5mm2. Tất cả các tủ điện, hộp điện, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt lắp cao cách trần sàn 1,5m. Các thiết bị đều được bảo vệ bằng Aptomat. Tất cả các tủ điện, ổ cắm đều được nối đất an toàn. Dùng sợi dây thứ 3 để nối với hệ thống nối đất.

+ Nguồn nước cấp: Nước được lấy từ hệ thống cấp nước chung của dự án, nước được bơm lên bể mái cấp cho các thiết bị vệ sinh bằng hệ thống bơm tăng áp.

+ Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trên mái được dẫn qua ống nhựa uPVC xuống hệ thống thoát nước mưa chung của dự án.

+ Hệ thống chống sét: Công trình sử dụng hệ thống kim thu sét kết hợp với lưới thu sét. Cọc tiếp đất chôn thẳng đứng đầu cọc sâu 0,8m so với mặt đất. Liên kết hệ thống chống sét bằng liên kết hàn, thanh tiếp đất được hàn nối với các cọc tiếp đất ở độ sâu 0,8m. Các mối hàn đảm bảo chắc chắn.

+ Hệ thống PCCC: Được thiết kế đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC hiện hành.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án tổ hợp dịch vụ du lịch

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com